RAM DDR3, DDR4 là gì và khác nhau thế nào?

Chuẩn RAM ảnh hưởng tới dung lượng RAM trên MÁY TÍNH, LAPTOP và tốc độ xử lý. Vậy các chuẩn RAM phổ biến hiện nay là gì, người dùng nên chọn loại nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. DDR là gì? Có các chuẩn RAM nào?

DDR là viết tắt của cụm từ Double Date Rate, là loại RAM truyền được 2 khối dữ liệu trong cùng 1 xung nhịp. Các loại RAM này có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn so với thế hệ cũ không có DDR – Hiện đã không còn được sử dụng).

Các chuẩn RAM DDR đã được phát triển từ đầu năm 2000 đến nay với 4 thế hệ:

– DDR (2000): Là chuẩn RAM cũ, hỗ trợ dung lượng RAM thấp, chỉ khoảng 32 MB, 64 MB…

– DDR 2 (2003): có dung lượng khá hơn, nhưng cũng đã ít được sử dụng, khoảng 256 MB đến 2 GB RAM.

– DDR 3 (2007): Hỗ trợ các mức dung lượng phổ biến, lên đến 16 GB. Tốc độ cũng nhanh hơn đáng kể.

– DDR 4 (2014): Là chuẩn RAM cực nhanh và hỗ trợ dung lượng đến 512 GB.

Tiêu chuẩn tốc độ RAM ảnh hưởng thế nào đến trải nghiệm sử dụng?

2. Tốc độ và dung RAM ảnh hưởng như thế nào?

Tốc độ RAM hay Bus RAM là tốc độ truyền tải dữ liệu của RAM, có thể hiểu Bus RAM càng lớn thì dữ liệu được xử lý càng nhanh, từ đó máy tính hoạt động nhanh hơn.

Các tốc độ RAM thường thấy trên laptop hiện nay là 2133 MHz, 2400 MHz, 2666 MHz.

Tốc độ RAM là gì?

Dung lượng RAM càng lớn thì bạn càng chạy được nhiều ứng dụng đa nhiệm, chạy các ứng dụng thiết kế, chơi game mượt mà hơn.

>> Xem thêm: RAM Dung lượng bao nhiêu là đủ?

3. Chuẩn RAM DDR4 là gì?

DDR4 là chuẩn RAM phát hành trên thị trường năm 2014, là một trong chuẩn RAM mới, mạnh mẽ nhất hiện nay và đang dần phổ biến hơn.

– DDR4 hỗ trợ đa dạng nhiều mức dung lượng, lên tới 512 GB.

– Tốc độ Bus RAM cực nhanh: 2133 MHz, 2400 MHz, 2666 MHz, 3200 MHz thậm chí lên tới 4266 MHz.

– DDR 4 tiết kiệm điện hơn

 Một số tiêu chuẩn RAM phổ biến

4. Chuẩn RAM DDR3 là gì?

DDR3: Giới thiệu vào năm 2007, nhưng mãi sau năm 2009 mới được sử dụng rộng rãi cho đến hiện nay.

– Cho dung lượng tới 16 GB, đồng thời tiết kiệm pin hơn 30% so với thế hệ trước.

– Hỗ trợ các tốc độ Bus 1066 MHz, 1333 MHz, 1600 MHz và 2133 MHz.

Có thể thấy chuẩn RAM DDR3 vẫn có dung lượng đủ dùng cho hầu hết các máy tính cá nhân để làm việc, chơi game. Tốc độ thấp hơn DDR4 nhưng bạn sẽ khó nhận ra sự khác biệt khi lướt web, thiết kế, soạn thảo…

 Một số tiêu chuẩn RAM phổ biến

Ngoài ra còn có các phiên bản cũ hơn như DDR2, DDR nhưng đã không còn được sử dụng.

5. Lưu ý gì khi nâng cấp RAM?

Việc chọn RAM có mức Bus RAM nào còn phụ thuộc vào việc máy tính của bạn có hỗ trợ tốc độ RAM đó hay không.

Cụ thể, khi bạn lắp thanh RAM 2666MHz lên laptop chỉ hỗ trợ 1600MHz thì sẽ kém hiệu quả và gây lãng phí, vì thực tế RAM lúc này chỉ chạy với tốc độ giới hạn là 1600MHz mà thôi.

Vậy, tốc độ RAM lớn phải đi kèm với phần cứng máy tính tương ứng mới cho trải nghiệm người dùng tốt nhất. Bạn cần kiểm tra kĩ máy tính đang hỗ trợ chuẩn RAM nào nhé.

Ở trên là một số thông tin về các chuẩn tốc độ RAM trên máy tính, các bạn đang sử dụng chuẩn RAM nào, nó có tốc độ bao nhiêu, hãy chia sẻ ở dưới bài viết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.