VGA là gì? Cách lựa Chọn Card đồ họa cho PC?

VGA viết (Video Graphics Adaptor) là card màn hình – card đồ họa có nhiệm vụ xử lý hình ảnh trong máy tính như màu sắc, độ phân giải, độ tương phản, chắt lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình…thông qua kết nối với màn hình để hiển thị hình ảnh giúp người dùng có thể thao tác, giao tiếp trên máy tính.

Tất cả các máy tính đều được trang bị VGA để xử lý hình ảnh, cũng như độ phân giải. VGA là một trong những bộ phần về phần cứng và nó rất quan trọng vì nó quyết định đến sức mạnh xử lý đồ họa và hiển thị hình ảnh của máy tính hay laptop.

VGA tương đối là quan trọng nó quyết định đến tốc độ nhanh chậm của máy, bạn sở hữu chiếc máy tính có VGA tốt thì máy sẽ chạy nhanh và ngược lại VGA kém thì máy sẽ chạy chậm. VGA càng mạnh thì giá thành càng cao, nhưng hiệu quả nó mang lại thì rất là tốt.

Các bạn xem thêm các sản phẩm VGA – Card đồ họa GTX 1050, GTX 106, 1070, 1080… tại:  https://hoangsoncomputer.com/danh-muc/linh-kien/vga-linh-kien/

Phân Loại VGA

VGA (card màn hình) có thể chia làm 2 loại đó là Card Onboard và Card rời:

+ Card onboard:

Card onboard luôn được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ (mainboard) của máy tính. Card onboard được nhà sản xuất tích hợp sẵn vào bộ xử lý trung tâm của máy tính (hay chúng ta thường gọi là CPU). Ví dụ: Intel HD Graphics 3000, 4000, 5000,…tích hợp với Chip tùy vào từng thế hệ Core i sẽ đi kèm với từng loại card onboard khác nhau.

Card onboard để hoạt động và xử lý được hình ảnh thì nhờ vào sức mạnh của CPU và RAM. Vì card onboard được tích hợp sẵn do vậy mà chi phí sẽ giảm rất đáng kể cho máy tính nhưng hiệu quả nó mang lại không được tốt khi chạy các phần mềm xử lý nặng.

Với công nghệ ngày càng phát triển thì Card onboard đã được nâng cấp lên rất nhiều so với trước, nó có thể sử dụng trong việc chơi game và xử lý hình ảnh nhưng sẽ không quá cao như các dòng VGA rời nhé.

+ Card VGA rời

Card VGA rời cũng có tính năng giống hệt với card onboard, nhưng nó lại được thiết kế riêng và hoạt động hoàn toàn độc lập. Card rời thì chuyên về xử lý hình ảnh và đồ họa.

Card VGA rời được trang bị cả một bổ tản nhiệt riêng và một GPU xử lý riêng, do vậy mà nó giúp cho chiếc máy tính hay laptop hoạt động mạnh mẽ hơn trong việc xử lý đồ họa.

Sức mạnh của card VGA rời vượt trội hơn rất nhiều so với card onboard, vì thế mà giá thành của nó cũng cao hơn rất nhiều. Nếu bạn là một tín đồ chơi game đình đám cần cấu hình mạnh thì lời khuyên dành cho bạn là hãy nên chọn những chiếc laptop có card rời để trải nghiệm được chất lượng hình ảnh, đồ hộ tốt nhất mà không bị hiện tượng giật, lag khi đang chơi nhé.

Card đồ họa rời hiện tại được sản xuất bởi 2 hãng nổi tiếng là nVidia, AMD có chức năng giống card onboard nhưng hoạt động hoàn toàn độc lập, xử lý đồ họa hơn hẳn card onboard hay thường được sử dụng trong các máy có cấu hình chơi game mạnh, Ví dụ như dòng nVidia thì có Geforce/QuatroAMD thì có AMD Radeon/Firepro. Các bạn xem sản phẩm Card Màn Hình chuyên đồ họa tại HOÀNG SƠN nhé.

So sánh ưu và nhược điểm của Card Onboard và Card rời

1. Card Onbard (VGA Share)

Ưu điểm

– Trong quá trình sử dụng ít gặp lỗi, bời nó được thiết kế tối ưu cho Mainboard và Chípet

– Dễ tương thích về phần cứng

Nhược điểm

– RAM bị chiếm dụng, nóng RAM vì phải hoạt động liên tục dẫn đến tình trạng máy tính bị treo. Do đó, khi sử dụng cạc onboard sẽ hao tổn tài nguyên sẵn có trên máy tính.

– Không chạy được các phần mềm nặng, các phần mềm yêu cầu xử lý đồ họa cao.

2. Card VGA rời (Sử dụng khe cắm riêng)

Ưu điểm

– Sử dụng GPU với bộ nhớ chuyên dụng, không cần nhờ đến RAM trên máy tính nên không ảnh hưởng đến hệ thông chung của máy tính.

– Hỗ trợ xử lý các phần mềm và ứng dụng nặng, các hame yêu cầu sử lý đồ họa cao.

Nhược điểm

– Chi phí đắt hơn

– VGA rời có hệ thống tản nhiệt không thực sự được tốt nên máy tính của bạn ít nhiều sẽ bị nóng hơn trước

Những câu hỏi thường gặp

Một số bạn có comment hỏi mình là nên sử dụng card màn hình rời của hãng nào. Nên sử dụng Card rời của NVIDIA hay AMD. Và đây là một số kinh nghiệm của mình:

Chọn Card GeFoce của NVIDIA hoặc là Card Radeon của AMD: Nếu như bạn thường chơi các Game nặng.

Chọn Card Quadro của NVIDIA: Nếu như nhu cầu sử dụng máy tính của bạn là thiết kế đồ họa hay làm phim, Render Video…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.